Các ngày lễ hội truyền thống ở Việt Nam
Mỗi một đất nước, một vùng miền khác nhau lại có những ngày lễ và nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc luôn được chú trọng ưu tiên hàng đầu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và các ngày lễ hội, lễ tết truyền thống đang dần được phục hồi và phát huy, những phản ứng ủng hộ tích cực từ phía cộng đồng các dân tộc là động lực phát triển mạnh mẽ những mục tiêu gìn giữ nét văn hóa đẹp của Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế.
Ngoài những mặt tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thì còn không ít nhhặn chế, tiêu cực nảy sinh khiến cho toàn xã hội phải tìm cách khắc phục.
Tinh hoa lễ hội, lễ Tết cổ truyền dân tộc đã và đang được đẩy mạnh và phát huy. Lễ hội truyền thống của dân tộc là một loại hình sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thể hiện nét đẹp trong cách cư xử, thái độ của con người khi nhớ về cội nguồn của mình.
Những ngày lễ hội, lễ tết đươc tổ chức nhằm tưởng nhớ đến những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có công với đồng bào, với tổ quốc. Hình tượng những vị anh hùng như những vị “thần” trong lòng người dân Việt.
Mỗi lễ hội mang một nét văn hóa đặc trưng cho từng vùng miền, từng dân tộc khác nhau. Như thống kê của Bộ VH,TT&DL thì nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội được tổ chức trong năm.
Dưới đây là danh sách các lễ hội tiêu biểu mà bạn nên biết
– Danh sách các ngày nghỉ lễ trong năm của Việt Nam
– Những ngày kỉ niệm, ngày lễ tính theo dương lịch
– Một số ngày lễ khác ở Việt Nam được tính theo âm lịch
– Các lễ hội văn hóa nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước(tính theo âm lịch)